Tiểu Luận Pháp Chế Dược So Sánh Quy Chế Khoa Dược là bài viết mình xin chia sẻ cho các bạn muốn tìm kiếm và kham thảo về ngành dược, hy vọng bài viết này giúp các bạn có được nguồn cảm hứng tự tạo ra một đề tài cho riêng mình để phục vụ cho hành trình làm tiểu luận của mình và sau đây là nội dung bài viết mình thu thập được từ các anh chị khóa trước những trường đại học, cao đẳng.
Để hoàn thiện một bài báo cáo thực tập, các bạn sinh viên cần giành nhiều thời gian, công sức tìm kiếm tài liệu, số liệu, nếu các bạn gặp khó khăn trong các vấn đề trên hãy liên hệ với dịch vụ làm tiểu luận của chúng tôi để được tư vấn và báo giá viết bài trọn gói Zalo/ Tele: 0973287149
So sánh sự khác biệt giữa Quy chế khoa Dược bệnh viện theo QĐ 1895/1997/QĐ -BYT và Quy định tổ chức hoạt động khoa Dược bệnh viện theo Thông tư 22/2011/TT- BYT. Sự khác biệt đó tạo thuận lợi hay bất lợi cho Khoa dược? Vì sao?
Bài làm: Tiểu Luận Pháp Chế Dược So Sánh Quy Chế Khoa Dược
Nội dung | Quyết định 1895/1997/QD- BYT | Thông tư 22/2011/TT-BYT | Thuận lợi hay bất lợi |
Quy chế về tổ chức | 1. Tổ chức của khoa
– Khoa được bố trí ở địa điểm thuận tiện, có đủ điều kiện làm việc, hệ thống kho buồng pha chế, nơi sản xuất chế biến thuốc cổ truyền, tới buồng cấp phát. – Việc xây dựng phải bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, cao ráo, thoáng mát và an toàn. – Tùy theo tính chất công việc, các buồng được xây dựng và trang bị phương tiện làm việc thích hợp. |
1. Địa điểm- cơ sở vật chất
– Khoa Dược cần được bố trí ở địa điểm thuận tiện, có đủ điều kiện làm việc cho cán bộ, nhân viên khoa Dược (hệ thống máy vi tính; máy in; điện thoại; internet; fax; phần mềm quản lý sử dụng thuốc, hóa chất pha chế; tài liệu liên quan về thuốc, về nghiệp vụ dược) và tạo điều kiện đầy đủ hỗ trợ công tác thông tin, tư vấn và quản lý sử dụng thuốc. – Hệ thống kho, phòng pha chế, nơi sản xuất, chế biến thuốc đông y và thuốc từ dược liệu, buồng cấp phát cần bố trí ở vị trí thuận tiện cho việc vận chuyển và cấp phát theo yêu cầu của thực hành tốt phân phối thuốc. Điều kiện của kho thuốc phải đảm bảo về ánh sáng; nhiệt độ; độ ẩm; độ thông thoáng; phòng tránh côn trùng, mối mọt; phòng chống cháy, nổ; bảo đảm kiểm soát nhiễm khuẩn theo nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”. – Phòng pha chế thuốc và các dịch truyền cần bố trí vị trí phù hợp và bảo đảm theo nguyên tắc “Thực hành tốt sản xuất thuốc”. Đối với các thuốc phóng xạ, hóa chất ung thư được pha chếở các phòng pha chế đặc biệt tại các khoa hoặc các đơn vị, trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, tuân thủ các quy định về an toàn bức xạ và chất thải độc hại đặc biệt nhằm đảm bảo an toàn cho người pha chế và an toàn cho môi trường. – Kho hóa chất, cồn phải tách biệt với kho thuốc. – Tùy theo từng điều kiện của bệnh viện, Lãnh đạo bệnh viện quyết định phòng bào chế sao tẩm thuốc và kho thuốc đông y bố trí tại khoa Y học cổ truyền hoặc khoa Dược. Việc dự trù, nhập thuốc, cấp phát thuốc, kiểm kê và báo cáo theo đúng quy định của công tác khoa Dược. 2. Cơ cấu tổ chức của Khoa dược: Tùy thuộc hạng bệnh viện: bệnh viện đa khoa, chuyên khoa; số lượng cán bộ; trang thiết bị; cơ sở vật chất mà bố trí nhân lực khoa Dược cho phù hợp. Khoa Dược bao gồm các bộ phận chính sau: Nghiệp vụ dược; Kho và cấp phát; Thống kê dược; Dược lâm sàng, thông tin thuốc; Pha chế thuốc, kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc; Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện. |
Sự khác biệt quy chế về tổ chức giữa Quyết định về việc ban hành quy chế bệnh viện QĐ 1895/1997/QĐ -BYT và Quy định tổ chức hoạt động khoa Dược bệnh viện theo Thông tư 22/2011/TT- BYT tạo sự thuận lợi cho Khoa dược.
Vì : – Quyết định về việc ban hành quy chế bệnh viện QĐ 1895/1997/QĐ-BYT chỉ quy định về tổ chức của khoa dược một cách chung chung, chưa đưa ra được các quy định cụ thể và chi tiết. – Quy định tổ chức hoạt động khoa Dược bệnh viện theo Thông tư 22/2011/TT- BYT đã dựa trên những quy định và tồn tại trước đó để đưa ra những quy định rõ ràng về địa điểm – cơ sở vật chất và cơ cấu tổ chức của Khoa Dược. + Quy định đảm bảo sự tiện nghi về cơ sở vật chất, trang thiết bị tại nơi làm việc cho Khoa. Tạo cho đội ngũ y bác sỹ cảm giác thoải mái, dễ chịu khi có đầy đủ các trang thiết bị phụ vụ khi làm việc. + Quy định cơ cấu tổ chức của Khoa để từ đó có kế hoạch xây dựng phát triển nhân lực y tế với các mục tiêu và chỉ số cụ thể, rõ ràng hàng năm. Bảo đảm và duy trì ổn định số lượng nhân lực y tế, bảo đảm đầy đủ các chuyên môn theo chức năng hoạt động của Khoa với số lượng nhân lực phù hợp. |
Quy chế về hoạt động | 1. Công tác cung ứng và quản lý thuốc.
– Dự trù mua, vận chuyển và kiểm nhập thuốc. – Quản lý thuốc, hóa chất và vật dụng y tế tiêu hao tại các khoa. – Kiểm kê thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế tiêu hao. – Lập sổ sách, thanh toán, thống kê báo cáo, bàn giao và kiểm tra. 2. Kho và công tác bảo quản cấp phát. – Kho phải được thiết kế theo đúng quy định chuyên môn theo từng chủng loại, bảo đảm cao ráo, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, đủ ánh sáng, đủ phương tiện bảo quản và an toàn chống mất trộm. – Về tổ chức chia thành kho chính và kho cấp phát lẻ. – Thuốc pha chế trong bệnh viện phải bàn giao cho kho cấp phát lẻ, trường hợp hai cơ sở ở xa nhau, sẽ cấp phát ngay tại phòng pha chế. – Thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện thực hiện cấp phát đúng theo quy chế thuốc độc. – Phiếu lĩnh thuốc ghi sai hoặc phải thay thuốc sau khi có ý kiến của dược sĩ khoa dược, bác sĩ điều trị sửa lại và ký xác nhận vào phiếu. – Phiếu lĩnh thuốc phải được trưởng khoa dược hoặc dược sĩ được ủy nhiệm duyệt và ký tên. – Các loại thuốc bột, thuốc nước phải được đóng gói thành liều nhỏ cho từng người bệnh; các loại thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện dạng bột, nước phải do dược sĩ tự đóng gói thành liều nhỏ. – Trước khi giao thuốc dược sĩ phải thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu theo quy chế sử dụng thuốc. – Khoa dược chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng thuốc do khoa dược phát ra. 3. Công tác pha chế và sản xuất chế biến thuốc. – Pha chế thuốc. – Sản xuất và bào chế thuốc y học cổ truyền.
|
1. Lập kế hoạch và tổ chức cung ứng thuốc.
* Lập kế hoạch: – Xây dựng Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện hàng năm theo nhu cầu điều trị hợp lý của các khoa lâm sàng. Khi xây dựng danh mục thuốc này cần căn cứ vào: Mô hình bệnh tật của địa phương, cơ cấu bệnh tật do bệnh viện thống kê hàng năm; Điều kiện cụ thể của bệnh viện; Khả năng kinh phí; Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hàng; Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện phải được rà soát, bổ sung, hiệu chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế điều trị. – Tham gia xây dựng Danh mục thuốc và cơ số thuốc của tủ trực tại khoa lâm sàng. Danh mục này do bác sĩ Trưởng khoa đề nghị căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụđiều trị của khoa và trình Giám đốc phê duyệt. – Lập kế hoạch về cung ứng thuốc để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm bảo đảm cung ứng đủ thuốc và có chất lượng cho nhu cầu chẩn đoán và điều trị nội trú, ngoại trú, bảo hiểm y tế và phù hợp với kinh phí của bệnh viện. Làm dự trù bổ sung (theo mẫu Phụ lục 2) khi nhu cầu thuốc tăng vượt kế hoạch, thuốc không có nhà thầu tham gia, không có trong danh mục thuốc nhưng có nhu cầu đột xuất. – Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của đơn vị, khoa Dược hoặc khoa, phòng khác lập kế hoạch về cung ứng trang thiết bị y tế (do Giám đốc bệnh viện quy định). * Tổ chức cung ứng thuốc. – Đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu điều trị và nhu cầu đột xuất khác. – Đầu mối tổ chức đấu thầu (hoặc tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc của đơn vịtrình cấp có thẩm quyền) mua thuốc theo Luật đấu thầu và các quy định hiện hành liên quan. – Cung ứng các thuốc thuộc diện kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) theo đúng quy định hiện hành 2. Theo dõi và quản lý nhập, xuất thuốc. * Nhập thuốc: – Tất cả các loại thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn) phải được kiểm nhập trước khi nhập kho. – Hội đồng kiểm nhập do Giám đốc bệnh viện quyết định. Thành phần Hội đồng kiểm nhập gồm: Trưởng khoa Dược, Trưởng phòng Tài chính – Kế toán, thủkho, thống kê dược, cán bộ cung ứng. – Nội dung kiểm nhập: kiểm tra về chủng loại, số lượng, chất lượng thuốc, hóa chất đối với mọi nguồn thuốc (mua, viện trợ, dự án, chương trình) trong bệnh viện. – Biên bản kiểm nhập có đủ chữ ký của thành viên hội đồng kiểm nhập.đ) Vào sổ kiểm nhập thuốc (theo mẫu Phụ lục 14). – Theo dõi, quản lý sử dụng thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn), vật tư y tế tiêu hao (nếu có). * Kiểm soát chất lượng thuốc sử dụng tại cơ sở: – Kiểm soát 100% chất lượng cảm quan thuốc nhập vào khoa Dược. – Kiểm soát chất lượng cảm quan thuốc định kỳ và đột xuất tại kho, nơi pha chếvà nơi cấp phát của khoa Dược. – Kiểm soát chất lượng cảm quan thuốc định kỳ và đột xuất thuốc tại các khoa lâm sàng. * Cấp phát thuốc, hoá chất ( pha chế, sát khuẩn): – Khoa Dược duyệt thuốc trước khi cấp phát. – Cấp phát thuốc cho khoa lân sàng. – Phát thuốc theo đơn cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế. – Từ chối phát thuốc nếu phát hiện sai sót trong đơn thuốc hoặc Phiếu lĩnh thuốc, thông báo lại với bác sĩ kê đơn và bác sĩ ký duyệt; phối hợp với bác sĩ lâm sàng trong việc điều chỉnh đơn thuốc hoặc thay thế thuốc. – Kiểm tra, đối chiếu khi cấp phát thuốc. – Sau khi cấp phát phải vào thẻ kho theo dõi thuốc hàng ngày. – Cấp phát thuốc theo nguyên tắc thuốc nhập trước xuất trước, thuốc có hạn dùng ngắn hơn xuất trước. Chỉ được cấp phát các thuốc còn hạn sử dụng và đạt tiêu chuẩn chất lượng. – Vào sổ theo dõi xuất, nhập hoặc thẻ kho (theo mẫu Phụ lục 1). * Lưu trữ chứng từ xuất, nhập, đơn thuốc ngoại trú thực hiện theo quy định vềlưu trữ hồ sơ bệnh án. * bàn giao ( khi thủ kho thay đổi nhiệm vụ khác). – Trước khi bàn giao, thủ kho phải vào sổ đầy đủ và ghi lại số liệu bàn giao; đối chiếu số liệu thực tế với chứng từ xuất, nhập; ghi rõ nguyên nhân các khoản thừa, thiếu, hư hao; – Nội dung bàn giao bao gồm sổ sách, giấy tờ, chứng từ, đối chiếu với thực tếvề số lượng và chất lượng, những việc cần theo dõi và hoàn thành tiếp (ghi rõ chức trách, nhiệm vụ cụ thể); – Biên bản bàn giao ghi rõ ràng, có sự chứng kiến và ký duyệt của Lãnh đạo cấp trên trực tiếp của người bàn giao, người nhận, lưu trữ chứng từ theo quy định. 3. Theo dõi, quản lý sử dụng thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn), vật tư y tế tiêu hao (nếu có). – Thống kê, báo cáo, thanh toán tiền thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn) – Kiểm kê thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn). 4. Quy định về bảo quản thuốc. – Yêu cầu về kho thuốc cần đảm bảo nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc. – Quy định về bảo quản. 5. Tổ chức pha chế thuốc, sản xuất, chế biến thuốc dùng trong bệnh viện. – Yêu cầu về trang thiết bị, phòng, khu vực pha chế thuốc tân dược, thuốc phóng xạ, phòng bào chế thuốc đông y và thuốc từ dược liệu. – Yêu cầu người làm việc tại phòng pha chế, bào chế thuốc: phải bảo đảm tiêu chuẩn về chuyên môn, sức khỏe theo quy định (có giấy chứng nhận về thực hành an toàn bức xạ trong y tế nếu pha chế thuốc phóng xạ). – Yêu cầu về nguyên liệu (tân dược, thuốc đông y và thuốc từ dược liệu, thuốc phóng xạ). – Phạm vi pha chế thuốc tân dược, thuốc phóng xạ, thuốc đông y và thuốc từdược liệu. – Quy trình pha chế. 6. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn vềdược tại các khoa và Nhà thuốc trong bệnh viện. – Theo dõi, quản lý việc sử dụng thuốc trong các tủ trực tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện. – Theo dõi và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược đối với các khoa lâm sàng, cận lâm sàng và nhà thuốc bệnh viện. |
Sự khác biệt quy chế về hoạt động giữa Quyết định về việc ban hành quy chế bệnh viện QĐ 1895/1997/QĐ -BYT và Quy định tổ chức hoạt động khoa Dược bệnh viện theo Thông tư 22/2011/TT- BYT tạo sự khó khăn cho Khoa dược.
Vì : + Phải thích ứng với nhiều điểm mới của Thông tư 22/2011/TT- BYT; + Phải mất thời gian để làm quen và tiếp nhận các quy trình mới; + Những hạn chế, bất cập về đội ngũ y bác sỹ, cơ sở vật chất, kinh phí … -> Con người là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của việc thay đổi. Tuy nhiên, việc làm chủ được quy trình mới cũng như cập nhật các thay đổi hoàn toàn phụ thuộc vào đội ngũ y bác sĩ của Khoa Dược. Việc áp dụng theo những thay đổi của Thông tư 22/2011/TT- BYT sẽ mang lại nhiều giá trị tích cực cho Khoa nhưng cũng đi kèm nhiều thách thức không nhỏ trên hành trình thay đổi và áp dụng. |
Tiểu Luận Pháp Chế Dược So Sánh Quy Chế Khoa Dược hy vọng bài viết này mang lại giá trị kham thảo cho các bạn, chúc các bạn có một bài tiểu luận hoàn thiện. Nếu cần hỗ trợ, tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi dịch vụ viết thuê tiểu luận
Tư vấn viết bài: 0973287149
Zalo/Tele: 0973287149